Tình hình hiện nay các dự án bất động sản được triển khai rất nhiều, nhưng không phải khách hàng nào cũng nắm rõ về hồ sơ pháp lý của một dự án Bất động sản. Những nội dung văn bản về Hồ sơ pháp lý dự án Bất động sản bao gồm như sau:

–  QĐ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, Thỏa thuận quy hoạch kiến trúc (nếu có)

          – Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án

– QĐ phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường

– Quyết định giao đất

– Các văn bản ý kiến về thiết kế cơ sở của các cơ quan có thẩm quyền

– Văn bản thỏa thuận cấp điện, nước

– Đấu nối hệ thống thoát nước thải khu vực

– Văn bản chấp thuận chiều cao tĩnh không (đối với những dự án cáo tầng)

– Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy của Cục PCCC Bộ Công An

– Văn bản thẩm định hồ sơ thiết kế sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng

– Giấy phép xây dựng

– Công văn của Sở xây dựng đủ điều kiện bán hàng

– Giấy phép xả thải

– Đấu nối giao thông

– Nghiệm thu PCCC của Cục PCCC Bộ công an

– Nghiệm thu đưa vào sử dụng của Bộ xây dựng

Bước sang năm 2020, người mua bất động sản cần ghi nhớ và cẩn trọng những bài học từ năm cũ. Theo đó, xu hướng đầu tư bất động sản theo pháp lý là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Đây cũng tạo sự khó khăn cho nhà đầu tư nhưng chính là đang bảo vệ lợi ích tuyệt đối cho người mua trong việc lựa chọn sản phẩm.

Khi hệ thống giấy tờ pháp lý được siết chặt, công khai và đầy đủ thì các dự án được tung ra thị trường phải có đủ chất lượng và đảm bảo sự uy tín với người mua. Do vậy, khi đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, người mua cần nắm rõ 7 bước tránh sập bẫy dự án ảo dưới đây:

– Tìm hiểu kỹ càng về hồ sơ pháp lý của dự án muốn mua, có thể tham khảo từ các cơ quan có thẩm quyền để xác minh hoặc từ luật sư và các chuyên gia môi giới.

– Khách hàng có thể phát hiện những vấn đề bất thường về pháp lý bằng cách so sánh hình ảnh thực tế của dự án với thông tin trên hồ sơ mà chủ đầu tư cung cấp. Đối với dự án nhà chung cư, khách hàng nên lưu ý kiểm tra xem dự án đó đã đủ điều kiện để chủ đầu tư ký kết hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai hay chưa.

– Nhằm hạn chế tình trạng huy động vốn trái phép, bán “lúa non”, bán dự án ma và lừa đảo trong lĩnh vực bất động sản bùng nổ thời gian qua, tại HN đã cho phép người dân kiểm tra pháp lý dự án ngay trên ứng dụng trực tuyến. Ngoài ra, ứng dụng này còn cho phép tra cứu quy hoạch, phản ánh góp ý, trưng cầu đánh giá, tra cứu hồ sơ, thủ tục hành chính, tra cứu chứng chỉ hành nghề, giấy phép xây dựng, hướng dẫn sử dụng… Điều này

– Nhằm né những dự án tiềm ẩn rủi ro, tránh nỗi lo nợ xấu, các ngân hàng sẽ rà soát tính pháp lý của dự án ngay khi nhận được đề xuất vay vốn của khách hàng. Vì vậy, một trong những cách đơn giản nhất để kiểm tra tính pháp lý dự án bất động sản đó là người mua nên chủ động đi vay tiền ngân hàng mua nhà. Nghiệp vụ của ngân hàng về pháp lý rất chặt chẽ nên sẽ bảo vệ được quyền lợi cho người mua. Trường hợp bị từ chối vay tiền, thì lý do cơ bản là pháp lý dự án chưa ổn. Như vậy, ngân hàng không chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp tín dụng mà còn là trợ thủ đắc lực bảo đảm phần nào tính pháp lý giúp cho nhà đầu tư, người mua bảo vệ được quyền lợi của chính mình.

– Kiểm tra giấy thông hành của dự án BĐS: 2 loại giấy thông hành mà khách hàng cần kiểm tra trước khi xuống tiền vào các dự án, đó là:

+ Văn bản thông báo dự án đủ điều kiện bán (do Sở Xây dựng cấp) và chứng thư bảo lãnh của ngân hàng.

+ Văn bản thông báo đủ điều kiện bán có ý nghĩa xác nhận dự án đó đã hoàn tất phần móng cũng như các vấn đề về pháp lý liên quan.

Đây là thời điểm hợp pháp (được quy định trong luật) mà chủ đầu tư dự án được phép huy động vốn từ khách hàng. Còn chứng thư bảo lãnh là một trong những điều kiện quan trọng được quy định trong thông tư của Ngân hàng Nhà nước, nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng mua chung cư, tài sản hình thành trong tương lai. Theo đó, chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính. Ngân hàng sẽ có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng theo hợp đồng mua bán và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết nếu có 2 điều kiện: Chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết.  Bên thuê, mua có yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết, khách hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.

Bước 1: Chọn Đơn vị phát triển dự án uy tín là một lựa chọn khôn ngoan.

Bước 2: Không nên quá tin vào quảng cáo mà phải đến tận nơi để xem sản phẩm.

Bước 3: Việc đến tận nơi để xem dự án cũng chính là để xác định cơ sở hạ tầng đã đủ để được phép mua bán.

Bước 4: Người mua cần kiểm tra kỹ các thông tin trên hợp đồng giao dịch

Có thể nói việc minh bạch trong pháp lý đã giúp thị trường bất động sản khởi sắc nhiều hơn. Thế nên, người mua nên tìm hiểu chi tiết những quy hoạch của dự án, hạ tầng giao thông – xã hội và cần cân nhắc dòng vốn để có thể tránh những rủi ro đáng tiếc.